Giải thích về hành vi hối lộ Hối_lộ

Bản chất đây là hành vi "trao đổi" giữa lợi ích hai bên, dựa trên lý thuyết hành vi trao đổi hợp lý thì giải thích các mối quan hệ này phát triển có mục đích là cùng mang lại lợi ích giữa hai bên, quan hệ tạo nên lợi ích càng lớn thì mức độ tương tác xảy ra thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn. Và nó trở thành kỳ vọng mong muốn từ hai phía. Như vậy trong tương lai chúng sẽ được tiến hành lặp lại thành thói quen, có hệ thống và chuẩn mực rõ ràng hình thành lên khuân mẫu xã hội, một hiện tượng.

Hình mẫu hành động dựa trên hợp tác và trao đổi. Người này tự nguyện cho ra một cái gì đó mà anh ta cho rằng có thể không cần đến nó hoặc nó không quan trọng bằng thứ mà anh ta có thể nhận lại từ đối phương, và anh ta đánh giá thứ mà mình mang ra trao đổi có lợi ích cho đối phương hơn thứ đối phương dùng để trao đổi lại. Quá trình tiến hành trao đổi dựa trên đàm phám, thỏa thuận và vì lợi ích chung, ích kỷ về quyền lợi cá nhân từ hai phía. Nhưng dưới tác động đa chiều khi mạng lưới xã hội được trải ra và bao trùm lên cá nhân thì nó không còn đơn thuần là quá trình trao đổi thương lượng thông thường, công khai giữa hai bên. Hay nói cách khác nó bị điều chỉnh và biến thế hoặc tiềm ẩn đi hành động trao đổi này. Đó là hành vi tặng quà tết với mục đích hối lộ.

Dựa vào lý thuyết trên chúng ta có thể phân tích như sau:

Đối với hành vi tặng quà tết nhằm mục đích hối lộ, thứ mà họ mang ra trao đổi là món quà tết có giá trị… và việc đáp ứng mục đích tặng quà từ người nhận quà. Việc trao đổi này thực sự mang lại lợi ích lớn cho cả hai phía mà cái họ mất là không đáng kể. Ví như bỏ ra 10 triệu có thể được ưu tiên khu đất tốt sinh lời đến 100 triệu, còn đối phương "chẳng mất gì" mà có tiền tiêu tết. Vì thế dựa vào thuyết hành vi có thể thấy hành động được kích thích xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Và dưới tác động của lưới xã hội hành vi trao đổi bị bóp méo, lợi ích từ hai phía đã tác động lên lợi ích chung cả mạng lưới xã hội. Người hối lộ phải mất một khoản tiền lớn mà không chắc ăn đối phương có đáp ứng lại mục đích của mình hay không, và hành động của họ là phạm pháp và gian lận vì lợi dụng "mối quan hệ ràng buộc" tạo cơ hội tốt hơn hay cướp lấy cơ hội phần thưởng đáng lẽ ra của người khác. Như vậy họ phải tiến hành bí mật, tìm cách làm tiềm ẩn đi hành vi trao đổi phi pháp của mình. Và chính truyền thống tặng quà tết bị họ lợi dụng để tiến hành cuộc trao đổi ngầm có "tín hiệu chung mà hai bên cùng hiểu và biết mục đích của nhau" đó chính là giá trị món quà và mong muốn người tặng. Hành động lách luật này vô hình trung có điều kiện để tồn tại công khai, và ảnh hưởng xấu của nó lại được che giấu đi khiến lợi ích của xã hội bị tổn hại mà không có, hoặc có ít phản lực tác động lại làm triệt tiêu hành vi phi lý trên. Thế là "hành vi tặng quà tết nhằm mục đích hối lộ" tiếp tục xảy ra ngày càng mạnh mẽ hơn đang gây tổn hại lớn đến xã hội, lấy lợi chung đáp ứng lợi ích cá nhân, mất đi cơ hội ngang bằng nhau khi tiếp cận nguồn lực. Đôi khi nó còn là hành động ăn cắp trắng trợn, mua chuộc và tham ô tài sản người khác.